Liên kết web
Thăm dò

null Bác Hồ với cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp

Tin mới nhất|Tin hoạt động
Thứ sáu, 21/05/2021, 16:59
Màu chữ Cỡ chữ
Bác Hồ với cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp

Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách đây 75 năm ngày 06/01/1946, với tinh thần yêu nước nồng nàn và khí thế hào hùng của cách mạng Tháng Tám, tất cả công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên trên khắp mọi miền của Tổ quốc đã nô nức tham gia cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên để bầu Quốc hội của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sự kiện trọng đại này đã đi vào lịch sử nước ta như một mốc son, đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về thể chế dân chủ, mở ra một thời kỳ phát triển mới của đất nước.

Ngày 03/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu 6 vấn đề cấp bách nhất cần giải quyết. Một trong 6 vấn đề đó là tổ chức Tổng tuyển cử để bầu ra Quốc hội chính thức và cử ra Chính phủ của dân, đồng thời, thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Bác Hồ đã chỉ ra rằng: “Phải bầu ngay Quốc hội càng sớm càng tốt. Bên trong thì Nhân dân tin tưởng vào chế độ mình. Trước thế giới, Quốc hội dân bầu ra sẽ có giá trị pháp lý không ai có thể phủ nhận được”.

Để mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng bộ Việt Minh quyết định mời tất cả những người ngoài mặt trận Việt Minh cùng đứng chung danh sách ứng cử. Điều này chứng tỏ Việt Minh luôn tôn trọng quyền tự do, dân chủ của Nhân dân và thể hiện thiện chí vì quyền lợi tối cao của dân tộc. Cùng với quá trình đấu tranh, đoàn kết, tạo không khí chính trị ổn định cho Tổng tuyển cử. Chính phủ đã nhanh chóng soạn thảo Hiến pháp và triển khai sâu rộng công tác Tổng tuyển cử trong cả nước, xem đây là cuộc vận động chính trị hết sức rộng rãi trong toàn dân.

Cùng với việc chuẩn bị chu đáo cho cuộc bầu cử Quốc hội khóa I, để cổ vũ, động viên Nhân dân cả nước tích cực thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình, ngày 05/01/1946, trước Tổng tuyển cử một ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có lời kêu gọi toàn dân đi bỏ phiếu “Ngày mai, tất cả các bạn cử tri, đều phải nhớ đi bầu cử. Ngày mai, mỗi người dân đều vui vẻ hưởng quyền lợi của một người dân độc lập, tự do”. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Nhân dân Việt Nam được tham gia bầu cử với một thể thức dân chủ. Thắng lợi của của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên có ý nghĩa đặc biệt lớn. Trước hết là, Tổng tuyển cử đã chính thức hóa, chính quy hóa bằng cách lập ra Quốc hội. Từ đó cử ra Chính phủ chính thức; ban hành Hiến pháp; tạo dựng một bộ máy chính quyền chính thức hoàn toàn đầy đủ danh nghĩa về mặt pháp lý để đại diện cho Nhân dân Việt Nam về đối nội, đối ngoại. Đồng thời thể hiện sự tôn trọng và tin tưởng quyền làm chủ của Nhân dân, thực hiện chủ quyền Nhân dân. Hai là, Tổng tuyển cử tuy là lần đầu tiên ở nước ta nhưng đã thể hiện một cách đầy đủ nội dung, yêu cầu của nguyên tắc bầu cử mới, tự do bầu cử, ứng cử, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín mà không phải bất kỳ một nước dân chủ ngay từ đầu có thể làm được. Ba là, Việc tuyển cử, vận động bầu cử được tiến hành rộng rãi, dân chủ và thực chất. Bốn là, Quy trình tổ chức bầu cử dân chủ, tiến bộ nhất đến lúc này đã được quy định và áp dụng.

 Tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội Việt Nam nhằm mục đích và bảo đảm yêu cầu: Tuyên truyền sâu rộng về quá trình hình thành và phát triển của Quốc hội, thể hiện rõ lịch sử phát triển của Quốc hội, gắn liền với lịch sử cách mạng Việt Nam. Nhằm tăng cường sự hiểu biết của Nhân dân về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của Quốc hội trong hệ thống chính trị của nước ta. Đồng thời để nâng cao vị thế, hình ảnh và uy tín của Quốc hội trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Chủ nhật, ngày 23/5/2021 tới đây, Quốc hội sẽ tiến hành bầu cử lần thứ 15 để bầu Quốc hội khóa XV và bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026. Từ cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến các kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp sau đó khẳng định mục tiêu bầu cử là lựa chọn những đại biểu có đủ đức và tài, xứng đáng, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân tại các cơ quan quyền lực Nhà nước, góp phần xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân./.

Phòng CT. HĐND

Số lượt xem: 813

 
 
 
 
 
 
Thống kê truy cập

VĂN PHÒNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Đình Liêm, Phó Chánh Văn phòng phụ trách
Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh
Địa chỉ: Số 10, đường Nguyễn Tất Thành, phường 1, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Điện thoại: (0291) 3956528    -    Fax: (0291) 3955192   
Email: vpdbnd@baclieu.gov.vn