Liên kết web
Thăm dò

null Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm tra các báo cáo, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp HĐND tỉnh

Tin mới nhất|Tin hoạt động
Thứ năm, 27/04/2023, 13:37
Màu chữ Cỡ chữ
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm tra các báo cáo, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp HĐND tỉnh

Thực hiện các quy định của pháp luật về thẩm tra, từ đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026 đến nay, các Ban HĐND tỉnh đã tổ chức thẩm tra gần 200 báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết do UBND tỉnh và các cơ quan tư pháp trình. Hoạt động thẩm tra được thực hiện đảm bảo đúng quy trình, từng bước đổi mới theo hướng chuyên sâu vào từng nội dung, lĩnh vực. Các Ban HĐND tỉnh đã tăng cường giám sát, khảo sát nắm tình hình và nghiên cứu tài liệu tham khảo để phục vụ hoạt động thẩm tra, do đó, chất lượng thẩm tra không ngừng được nâng lên, đã chỉ ra nhiều nội dung chưa phù hợp trong báo cáo, dự thảo nghị quyết do UBND tỉnh trình, qua đó làm cơ sở để đại biểu HĐND tỉnh nghiên cứu, thảo luận và quyết định các nội dung tại kỳ họp, các nội dung thẩm tra của các Ban hầu hết được UBND tỉnh tiếp thu. Điều đó khẳng định rõ về chất lượng thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh ngày càng được nâng lên.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thẩm tra còn có những khó khăn, hạn chế: tiến độ một số báo cáo, dự thảo nghị quyết của UBND gửi về Ban còn chậm so với quy định, hồ sơ gửi kèm không đầy đủ, thiếu thông tin gây ảnh hưởng đến công tác thẩm tra, một số dự thảo chưa đảm bảo chất lượng,…

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh, có thể xem xét nghiên cứu một số giải pháp như:

Đối với công tác chuẩn bị thẩm tra: lãnh đạo các Ban HĐND trên cơ sở chức năng nhiệm vụ và nội dung phân công thẩm tra, xây dựng kế hoạch tổ chức thẩm tra và phân công thành viên trong Ban nghiên cứu. Các Ban HĐND cần tổ chức giám sát, khảo sát để nắm tình hình địa phương, đơn vị về những nội dung liên quan đến thẩm tra. Ngoài ra, các Ban cần tham gia trực tiếp hoặc định hướng về đối tượng, phạm vi điều chỉnh và đề cương của dự thảo nghị quyết thuộc nhóm quy định về chính sách, biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật, phát triển kinh tế - xã hội có tính chất đặc thù của địa phương. Thực hiện được nội dung này giúp các Ban HĐND hoàn toàn chủ động tham gia ngay từ đầu quá trình xây dựng dự thảo nghị quyết, góp phần nâng cao chất lượng các báo cáo thẩm tra và vai trò quyết định của HĐND.

Khi thẩm tra phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ dự thảo nghị quyết như: Tờ trình, dự thảo nghị quyết, bản tổng hợp, giải trình ý kiến góp ý về dự thảo nghị quyết, ý kiến thẩm định của cơ quan tư phápn…

Tổ chức thẩm tra kỹ lưỡng và xây dựng báo cáo thẩm tra chất lượng. Thành phần mời dự họp thẩm tra chính thức, ngoài thành viên Ban, lãnh đạo Ban mời Thường trực HĐND tỉnh, lãnh đạo cơ quan chủ trì soạn thảo, đại diện lãnh đạo chuyên trách các Ban HĐND tỉnh, đại diện lãnh đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan tham dự.

Trong quá trình tổ chức thẩm tra, thành viên các Ban phải nêu được những vấn đề bất hợp lý, không khả thi, trái quy định pháp luật trong dự thảo nghị quyết. Nội dung báo cáo thẩm tra cần nêu sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị quyết với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tình hình phát triển KT - XH ở địa phương; nêu tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo nghị quyết với hệ thống pháp luật hiện hành; gợi mở những vấn đề HĐND cần thảo luận, làm rõ những vấn đề còn có ý kiến khác nhau để cung cấp thông tin cho đại biểu xem xét, thảo luận và đề xuất được nhiều giải pháp làm cơ sở cho HĐND quyết nghị. Báo cáo thẩm tra phải nêu rõ ý kiến đánh giá của Ban, nhất là những vấn đề còn có ý kiến khác nhau và những kiến nghị sửa đổi, bổ sung,...

Sau thẩm tra, các Ban báo cáo Thường trực HĐND tỉnh xem xét, quyết định; đối với những vấn đề còn nhiều nội dung khác nhau, có thể đề xuất Thường trực HĐND tỉnh chủ trì tổ chức cuộc họp để thảo luận, thống nhất với UBND tỉnh về nội dung các dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án do UBND tỉnh trình.

Thực hiện tốt các giải pháp trên, tin rằng hoạt động thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh ngày càng đảm bảo về chất lượng, là căn cứ quan trọng để đại biểu HĐND tỉnh xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng tại kỳ họp, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh trong thời gian tới./.

Ban biên tập

Số lượt xem: 154

 
 
 
 
 
 
Thống kê truy cập

VĂN PHÒNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Đình Liêm, Phó Chánh Văn phòng phụ trách
Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh
Địa chỉ: Số 10, đường Nguyễn Tất Thành, phường 1, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Điện thoại: (0291) 3956528    -    Fax: (0291) 3955192   
Email: vpdbnd@baclieu.gov.vn